Soạn bài: Viết bài làm văn số 1: CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (HOẶC MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC)

Soạn bài: Viết bài làm văn số 1: CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG (HOẶC MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC)

*Lưu ý:
   - Hiện tượng đời sống: là các hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.
   - Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học không phải bài phân tích tác phẩm nên việc diễn đạt, kể lại tác phẩm cần khái quát nhất.

CÁC ĐỀ BÀI GỢI Ý

Đề 1: Ghi lại những cảm nhận chân thực của anh (chị) về một trong các sự việc, hiện tượng hoặc con người sau:
   - Ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông
   - Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa (sang thu, sang đông hoặc sang xuân…)
   - Một người thân thiết nhất của anh (chị): cha, mẹ hoặc bạn…
* Cảm nhận về ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông
Mở bài: Khái quát về mùa hè và cảm xúc khi nghĩ đến ngày đầu được trở thành học sinh THPT
Thân bài: - Khung cảnh của trường, những điều khác so với ngôi trường cũ
   - Học sinh, thầy cô, bạn bè trong trường…
   - Cảm xúc của bản thân khi đứng trong ngôi trường mới: lo lắng, e dè, lúng túng, hồi hộp, vui mừng…
   - Kỉ niệm ngày đầu nhận lớp, khái quát qua về lớp học mới
Kết bài: Tự hào khi được học trong ngôi trường giàu truyền thống
   - Cảm xúc, lời hứa của bản thân đối với việc học.
* Cảm nhận về thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa: sang thu
Mở bài: Những hình ảnh, âm thanh báo hiệu chuyển mùa: lá cây chuyển sang màu vàng và bắt đầu rụng, tiết trời hanh khô, mát…
Thân bài: - Miêu tả cảnh vật: cây cối (chuyển màu lá, bắt đầu rụng đầy sân…), không khí (dễ chịu hơn, không còn cái oi bức,…), chim chóc, sự thay đổi của thời tiết..
   - Con người: những hoạt động chỉ có ở mùa thu: học sinh (tựu trường…), những người bán cốm…
   - Một kỉ niệm nhớ nhất về mùa thu, lí do yêu thích mùa này.
Kết bài: Cảm nhận chung của bản thân về mùa thu.
Đề 2: Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh, chị đã đọc mà đến nay không thể nào quên (ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương, Chiếc lược ngà, Bố của Xi- mông…)
Dàn bài gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện
Thân bài: - Khái quát câu chuyện – tóm tắt
   - Cảm nghĩ của bản thân về các nhân vật chính, nhân vật phụ
   - Cảm nghĩ về cách xây dựng tình huống truyện
   - Bài học rút ra từ câu truyện
Kết bài: Tình cảm của bản thân đối với câu truyện:
   - Muốn trở thành nhân vật nào? Đề làm gì?
   - Thực hiện những bài học mà câu truyện đem lại thế nào?
Đề 3: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh, chị yêu thích
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (bài thơ, truyện ngắn, truyện dài tập…) mà mình yêu thích
Thân bài: - Khái quát tác giả - tác phẩm
       + Tác giả: Chuyên viết thể loại gì? Thành tựu tiêu biểu?...
       + Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính
   - Cảm nghĩ về nội dung tác phẩm
   - Cảm nghĩ về những nghệ thuật tiêu biểu được tác giả sử dụng
   - Đưa ra những đánh giá cá nhân về toàn bộ tác phẩm
Kết bài: Bài học rút ra từ tác phẩm, tình cảm đối với tác phẩm…

Bài Viết Liên Quan

Phản Hồi Độc Giả


Biểu Tượng Cảm XúcBiểu Tượng Cảm Xúc