Soạn bài: Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)

Soạn bài: Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)


Hướng dẫn soạn bài

Tóm tắt:
   Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra : Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực của Quan Công, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Quan Công.
Bố cục:
   - Phần 1 (từ đầu…đem theo quân mã chứ!) : Trương Phi hiểu lầm Quan Công.
   - Phần 2 (còn lại) : Quan Công chém Sái Dương, giải hiềm nghi, anh em đoàn tụ.
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
   Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công vì Trương Phi là người cương trực, nóng nảy, với kẻ thù, với sự phản bội chỉ có thể nói chuyện bằng gươm đao. Trương Phi nghĩ rằng Quan Công hàng Tào Tháo cũng là theo giặc, là bội nghĩa, phản bội anh em.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Nhan đề Hồi trống Cổ Thành với hình tượng hồi trống trở thành biểu tượng nghệ thuật với ý nghĩa :
   - Như trút hết tâm trạng đầy mâu thuẫn, xúc động, căng thẳng của Trương Phi.
   - Gợi không khí trận mạc, biểu trưng cho lòng trung nghĩa của Quan Công.
   - Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em : Lưu – Quan – Trương.
   - Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ của các anh hùng.
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
   “Nóng như Trương Phi” là nóng nảy do cá tính gàn dở vì nhân vật thiếu bình tĩnh khi vừa biết tin báo đã múa xà mâu muốn đâm Quan Công. Nhưng khi mối nghi ngờ bất phân định, Trương Phi muốn Quan Công tự thanh minh cho mình bằng hành động mới thuyết phục. Đó là sự nóng nảy muốn biết sự thực, phải trái.
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
   Chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống làm nên ý vị Tam quốc và thú vị. Vì hồi trống giục lên mang đến không khí trận mạc, là điều kiện để Quan Công minh chứng lòng trung nghĩa, gan dạ của mình. Hồi trống giục còn thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng thời chiến.

Luyện tập

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Xem lại mục Tóm tắt phần đầu bài soạn.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Tính cách nhân vật Trương Phi được biểu hiện :
   - Cương trực, nóng nảy : Vay lương thực không được đã đuổi quan huyện, cướp ấn thụ, chiếm thành. Vừa hay tin Quan Công đến chẳng nói chẳng rằng mà xông ra muốn giết. Khi Tôn Càn và hai chị thanh minh chỉ như đổ thêm dầu vào lửa.
   - Rất hiểu đạo lí “trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục” và lấy đó làm cơ sở bác bỏ những lời thanh minh.
   - Cẩn trọng : Khi Sái Dương chết, Trương Phi còn nghi ngờ hỏi kĩ tên lính bị bắt.
   - Biết hối lỗi và giàu tình cảm “rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”.
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Sự khác biệt giữa tính cách Trương Phi và Quan Công :
   - Quan Công trung nghĩa, khiêm nhường, vẫn nhũn nhặn xưng huynh đệ, cố gắng giải thích.
   - Trương Phi nóng nảy vẫn thận trọng cũng khác hẳn sự giản đơn trong suy nghĩ hàng ngày.

Bài Viết Liên Quan

Phản Hồi Độc Giả


Biểu Tượng Cảm XúcBiểu Tượng Cảm Xúc