Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

* SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC​ 
I/ SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC:
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A đựơc lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì => ta nói chúng biến đổi một cách tuần hoàn.
- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.
II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A.
1. Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
-Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng (số e hoá trị) à là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.
Số TT của nhóm = Số e ngoài cùng = Số e hoá trị
- Nguyên tố s thuộc nhóm IA, IIA.
- Nguyên tố p thuộc nhóm IIIA -> VIIIA.
2. Một số nhóm A tiêu biểu.
a. Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)
*Gồm các nguyên tố: He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn
- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2np6 (Trừ He)
- Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học, tồn tại ở dạng khí, phân tử chỉ 1 ntử
b. Nhóm IA (Nhóm Kim Loại kiềm)
* Gồm các nguyên tố: Li,Na,K,Rb,Cs,Fr*
- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns1 (Dễ nhường 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)
- Tính chất hoá học:
  + Tác dụng với oxi tạo oxít bazơ
  + Tác dụng với Phi kim tạo muối
  + Tác dụng với nuớc tạo hiđroxít +H2
c. Nhóm VIIA (Nhóm Halogen)
* Gồm các nguyên tố: F,Cl,Br,I,At*
- Cấu hình e lớp ngoài cùng chung: ns2 np5 (Dễ nhận 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)
- Tính chất hoá học:
  + Tác dụng với oxi tạo oxít axít
  + Tác dụngvới kim loại tạo muối
  + Tác dụng với H2 tạo hợp chất khí.
III. CẤU HÌNH E NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM B
- Thành phần: gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.
- Đặc điểm:
   + Từ chu kì 4 trở đi, trog mỗi chu kì sau khi bão hòa phân lớp ns2 , các e được phân bố ở lớp (n-1)d.
   + Các ng.tố d, f có số e hóa trị ằm ở lớp n.c hoặc cả phân lớp sát lớp n.c chưa bão hòa.
- Thí dụ: Fe (56): 3d6 4s2
              Ag (47): [Kr] 4d10 5s1
* SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
I/ TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM
1/ Tính kim loại – phi kim :
* Tính kim loại :
                        M  - ne    ® Mn+
- Tính PK là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận thêm e để trở thành ion âm.
- Nguyên tử càng dễ nhường e ® tính KL càng mạnh
* Tính phi kim:
                        X + ne ® Xn-
- Tính PK là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận thêm e để trở thành ion âm.
- Nguyên tử càng dễ nhận e ® tính PK càng mạnh.
* Không có ranh giới rõ rệt giữa tính KL và PK.
2. Sự biến đổi tính kim loại – phi kim :
a/ Trong một chu kì : Trong 1 chu kì khi đi từ trái sang phải : Z+ tăng dần nhưng số lớp e không đổi à lực hút giữa hạt nhân với e ngoài cùng tăng -> bán kính giảm -> khả năng nhường e giảm (Tính KL yếu dần) -> khả năng nhận thêm e tăng dần => tính PK mạnh dần
- Trong mỗi chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính PK mạnh dần.
Nhóm
IA
Na
IIA
Mg
IIIA
Al
IVA
Si
VA
P
VIA
S
VIIA
Cl

Tính
Chất

Kl
điển
hình
Kl
mạnh
Kl

Pk
yếu
Pk
TB
Pk
mạnh
Pk
điển hình

Kim loại

                        Phi kim
b. Trong một nhóm A : Trong 1 nhóm A khi đi từ trên xuống : Z+ tăng dần và số lớp e cũng tăng à bán kính nguyên tử tăng và chiếm ưu thế hơn à khả năng nhường e tăng à tính kim loại tăng và khả năng nhận e giảm => tính PK giảm.
 => Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính PK giảm dần.
Kết luận :
Tính KL-PK biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
3. Độ âm điện :
a. Khái niệm
Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.
b. Sự biến đổi độ âm điện các nguyên tố.
- Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.
- Trong một nhóm A, đi từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần.
Kết luận : Vậy độ âm điện của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của Z+.
II/ HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
- Trong 1 chu kì: đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng lần lượt từ 1 đến 7, hóa trị với hiđro của các PK giảm từ 4 đến 1.


IA
IIA
IIIA
IVA
VA
VIA
VIIA
Hchất oxit cao nhất

R2O

RO

R2O3

RO2

R2O5

RO3

R2O7
Hc khí với
hiđro




RH4

RH3

RH2

RH
- Kết luận:    Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích  hạt nhân
III/ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH AXIT-BAZƠ CỦA OXIT VÀ HIĐROXIT
- Trong 1 chu kì: từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

Oxit
Na2O
Oxit
bazơ
MgO
Oxit
bazơ
Al2O3
Oxit
l/tính
SiO2
Oxit
axit
P2O5
Oxit
axit
SO3
Oxit
axit
Cl2O7
Oxit
axit


Hidroxit
NaOH
Bazơ mạnh
kiềm
Mg(OH)2
Bazơ
yếu
Al(OH)3
Hidroxit
lưỡng tính
H2SiO3
Axit
yếu
H3PO4
Axit
TB
H2SO4
Axit
mạnh
HClO4
Axit
rất
mạnh

Bazơ
           
                             Axit
* Trong 1 nhóm A : Đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân : tính bazơ của các oxit và hidroxit tăng, tính axit giảm dần.
IV/ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN :
Định luật tuần hoàn:
“Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử

Bài Viết Liên Quan

Phản Hồi Độc Giả


Biểu Tượng Cảm XúcBiểu Tượng Cảm Xúc