Soạn bài: Văn bản (Tiếp theo)

Soạn bài: Văn bản (Tiếp theo)

Luyện tập

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới
a. Có thể coi đoạn văn như một văn bản nhỏ bởi:
- Nó có một chủ đề thống nhất. Chủ đề ấy tập trung ở câu văn mở đầu: “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.”
- Các câu tiếp theo của đoạn văn là các câu khai triển, làm rõ ý của chủ đề. Các câu này đã ra những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với môi trường trong việc duy trì sức sống của cây.
b. Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn:
- Câu 1: Câu chủ đề
- Câu 2: Câu phát triển ý cho câu 1
- Câu 3: Câu chuyển tiếp, vừa giải thích cho câu 2 và tạo tiền đề cho sự xuất hiện của các câu (4), (5)
- Câu 4: Nêu dẫn chứng 1 (cây đậu Hà Lan và cây mây)
- Câu 5: Nêu dẫn chứng 2 (Cây xương rồng và cây lá bỏng)
c. Có thể đặt tiêu đề cho văn bản là: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường hoặc Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống,…
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Sắp xếp các câu thành văn bản:
- Có thể sắp xếp theo hai cách, thứ tự của các câu là:
   + Cách 1: Câu (1), (3), (5), (2), (4)
   + Cách 2: Câu (1), (3), (4), (5), (2)
- Có thể đặt cho văn bản trên tiêu đề là: Hoàn cảnh ra đời bài thơ "Việt Bắc", Giới thiệu bài thơ "Việt Bắc"
Câu 3 (trang 38 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Viết tiếp câu để hoàn tạo thành văn bản
Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. Hàng năm có hàng triệu tấn rác thải không phân hủy bị vứt bừa bãi khắp nơi làm ô nhiễm môi trường đất và nước. Việc làm này khiến đất đai không còn trồng trọt được, đầu độc và giết chết các sinh vật đang sống trong lòng đất và ở các nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Những cánh rừng ở đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi khiến lũ lụt, lở đất ngày càng trở nên dữ dội hơn. Không chỉ vậy, bầu không khí của chúng ta cũng bị ô nhiễm nặng nề. Khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp xả ra quá mức cho phép làm cho tầng ôzôn bị thủng, tăng hiệu ứng nhà kính, gia tăng thêm các bệnh về da và hô hấp cho con người.
- Có thể đặt tên cho văn bản là: “Ô nhiễm môi trường sống”
Câu 4 (trang 38 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Xác định những nội dung của một đơn xin phép nghỉ học:
- Đơn thường gửi cho giáo viên chủ nhiệm lớp (hoặc có thể cho Ban Giám hiệu nhà trường nếu thời gian nghỉ học quá dài). Người viết đơn thường là học sinh hoặc sinh viên.
- Mục đích của việc viết đơn là: báo cáo việc nghỉ học và xin phép được nghỉ học.
- Nội dung cơ bản của đơn thường có:
   + Tên họ của người viết đơn.
   + Nêu lí do nghỉ học.
   + Thời gian xin nghỉ học (bao lâu?)
   + Lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập trong thời gian nghỉ học.
- Kết cấu của đơn:
   (1) Quốc hiệu
   (2) Ngày, tháng, năm viết đơn
   (3) Tên đơn
   (4) Họ tên, địa chỉ người nhận.
   (5) Họ tên, địa chỉ lớp của người viết
   (6) Nội dung đơn (lí do nghỉ học, thời gian xin nghỉ, lời hứa.
   (7) Kí và ghi rõ họ tên
- Viết một lá đơn đáp ứng yêu cầu của văn bản hành chính:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
   Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp ..., Trường THPT ....
   Tên em là: Nguyễn Quang Vinh, học sinh lớp ....
   Em viết đơn này xin trình bày với cô việc như sau: Hôm nay, thứ ... ngày ... tháng ... năm ..., em bị cảm không thể đi học được. Em làm đơn này kính xin cô cho em nghỉ buổi học hôm nay.
   Em xin hứa sẽ thực hiện việc chép bài và học bài nghiêm túc và đầy đủ.
   Em xin chân thành cảm ơn!
..., ngày...tháng...năm...
Người làm đơn


Nguyễn Quang Vinh

Bài Viết Liên Quan

Phản Hồi Độc Giả


Biểu Tượng Cảm XúcBiểu Tượng Cảm Xúc