Soạn bài: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người:
+ Không gian: Lầu Hoàng Hạc là một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li. Thành Dương Châu - nơi bạn nhà thơ sắp đến là một thắng cảnh đô hội phồn hoa. Ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Khung cảnh ấy gợi buồn, khoảng cách giữa nhà thơ và bạn mình lại càng buồn hơn.
+ Thời gian: Tháng ba - mùa hoa khói là lúc sông Trường Giang nhộn nhịp màu hoa khói cũng có thể nói Dương Châu – nơi bạn nhà thơ đến là nơi phồn hoa, đô hội. Tất cả những điều ấy cũng không làm cho nỗi buồn của nhà thơ vơi đi mà trái lại nó còn làm cho nhà thơ buồn hơn.
+ Con người: chỉ với hai chữ “cố nhân” thôi cũng đủ để người đọc cảm nhận sự thân thiết, gắn bó của nhà thơ với người bạn này.
- Tất cả những mối quan hệ trên đã làm cho bài thơ nhuốm màu của nỗi buồn, giúp nhà thơ bộc lộ sâu sắc nỗi niềm thầm kín.
Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền nam Trung Quốc. Mùa xuân trên song Trường Giang có nhiều thuyền bè xuôi ngược nhưng Lí Bạch chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” của “cố nhân”. Ông nhìn theo chiếc thuyền mang người bạn đi xa cho đến khi nó nhỏ dần rồi biến mất. Có thể thấy người bạn này quan trọng với ông biết bao. Dù người đã đi rồi mà người tiễn ở lại vẫn thấy lưu luyến, bịn rịn.
Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Ngươi đã đi xa nhưng tác giả vẫn đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn theo, hẳn là ông rất trân trọng tình bạn này. Dù cho bạn đã đi xa, cánh buồm xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc, nhà thơ vẫn không nỡ ra về. Dù cho cả bài không nhắc đến tình bạn nhưng người đọc cũng vẫn hiểu được tình bạn của Lí Bạch đáng trân trọng đến nhường nào.
Biểu Tượng Cảm XúcBiểu Tượng Cảm Xúc