Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
Tóm tắt lý thuyết
I - KEO ĐẤT VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CỦA ĐẤT
1. Keo đất
a. Khái niệm
Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới \(1\mu m\), không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.
b. Cấu tạo
- Mỗi một hạt keo có một nhân
- Lớp phân tử nằm ngoài nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.
Hình 1. Sơ đồ cấu tạo của keo đất
Trong đó:
- Nhân: nằm trong cùng của keo đất gồm các chất parafin
- Lớp ion quyết định điện: quyết định điện tích của keo
- Lớp ion bất động: mang điện tráo dấu với lớp ion quyết định điện
- Lớp ion khuếch tán: mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện, và trao đổi ion với dunq dịch đất
2. Khả năng hấp thụ của đất
Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.
II - PHẢN ỨNG CỦA DUNG DỊCH ĐẤT
Chỉ tính chua, kiềm, hoặc trung tính của đất:
- [H+] > [OH-]: phản ứng chua
- [H+] = [OH-]: phản ứng trung tính
- [H+] < [OH-]: phản ứng kiềm
1. Phản ứng chua của đất
Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ trong đất 2 loại độ chua:
a. Độ chua hoạt tính
- Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên
- Được biểu thị bằng pH (H20)
b. Độ chua tiềm tàng
Là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.
2. Phản ứng kiềm của đất
- Do đất chứa muối Na2CO3 và CaCO3,... thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm
- Ý nghĩa: Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất
-
PTHH: Na2CO3 + 2H2O ---> 2NaOH +H2O + CO2
III - ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT
1. Khái niệm
Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.
Các yếu tố quyết định định độ phì nhiêu của đất:
- Nước
- Calxi
- Lân
2. Phân loại
Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
a. Độ phì nhiêu tự nhiên:
Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.
b. Độ phì nhiêu nhân tạo
Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.
Trong sản xuất để sản xuất nông, lâm nghiệp ngoài độ phì nhiêu của đất cần có các điều kiện:
- Giống tốt
- Thời tiết thuận lợi
- Chế độ chăm sóc tốt, hợp lý
Lời kết
Sau khi học xong Bài 7: Một số tính chất của đất trồng, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:
- Khái niệm và cấu tạo keo đất
- Khả năng hấp thụ của đất
- Phản ứng của dung dịch đất: Phản ứng chua và phản ứng kiềm của đất
- Khái niệm và phân loại độ phì nhiêu của đất
Biểu Tượng Cảm XúcBiểu Tượng Cảm Xúc