Bài 4: Mặt cắt và hình cắt

Bài 4: Mặt cắt và hình cắt

Tóm tắt lý thuyết

I - Khái niệm hình cắt và mặt cắt

1. Cách xây dựng

Giả sử dùng một mặt phẳng tưởng tượng song song với một mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra làm hai phần. Chiếu vuông góc phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt đó.
Hình 1. Xây dựng hình cắt và mặt cắt

2. Các khái niệm

  • Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt
Hình 1.1. Mặt cắt
  • Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt
Hình 1.2. Hình cắt
Lưu ý: Mặt cắt được thể hiện bằng đường kẻ gạch gạch.

II - Mặt cắt

Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều phần lỗ, rãnh.

1. Mặt cắt chập

  • Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh
  • Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản
Hình 2.1. Hình biểu diễn mặt cắt chập của vật thể

2. Mặt cắt rời

  • Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền đậm
  • Mặt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh
Hình 2.2. Hình biểu diễn mặt cắt rời của vật thể

III - Hình cắt

Tùy theo cấu tạo của vật thể mà dùng các loại hình cắt khác nhau.

1. Hình cắt toàn bộ

Hình 3.1. Hình cắt toàn bộ
  • Sử dụng một mặt phẳng cắt để chia vật thể thành hai phần
  • Dùng biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể

2. Hình cắt một nửa: (bán phần)

Hình 3.2. Hình cắt một nửa
  • Hình cắt một nửa là hình biểu diến môt nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu và được ngăn cách nhau bằng nét gạch chấm mảnh
  • Biểu diễn những vật thể có tính chất đối xứng
  • Chú ý: Các nét đứt ở nửa hình chiếu đã được thể hiện trên nửa hình cắt nên ta không cần vẽ

3. Hình cắt cục bộ: (riêng phần)

  • Là hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt
  • Được ngăn cách với phần còn lại của vật thể bằng nét gạch chấm mảnh
  • Chú ý: Đường giới hạn của phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng
Hình 3.3. Hình cắt cục bộ

Bài tập minh họa

Câu 1

So sánh mặt cắt rời và mặt cắt chập qua 3 đặc điểm (vị trí vẽ, nét vẽ của đường bao và ứng dụng)?
Gợi ý trả lời:
Mặt cắt chập Mặt cắt rời
Vị trí vẽ Vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng Vẽ bên ngoài hình chiếu.
Nét vẽ của đường bao Nét liền mảnh Nét liền đậm
Liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh
Ứng dụng Biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản Biểu diễn mặt cắt có hình dạng phức tạp

Câu 2

Nêu định nghĩa và ứng dụng các loại hình cắt.
Gợi ý trả lời:
Hình cắt toàn bộ
Hình cắt một nửa
Hình cắt cục bộ
Định nghĩa Sử dụng một mặt phẳng cắt, cắt toàn bộ vật thể Là hình biểu diễn gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu
Đường phân cách là trục đối xứng, vẽ bằng nét gạch chấm mảnh
Là hình biểu diễn một phần hình cắt với hình chiếu
Đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng
Ứng dụng Dùng để biểu diễn bên trong của vật thể Dùng trong trường hợp vật thể đối xứng Dùng để biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt

Lời kết

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:
  • Khái niệm mặt cắthình cắt
  • Ứng dụng và cách vẽ của các mặt cắt: Mặt cắt chậpmặt cắt rời
  • Ứng dụng và cách vẽ của các hình cắt: Hình cắt toàn phần, hình cắt một nửa, hình cắt cục bộ

Bài Viết Liên Quan

Phản Hồi Độc Giả


Biểu Tượng Cảm XúcBiểu Tượng Cảm Xúc