Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
Tóm tắt lý thuyết
I. Điệu kiện phát sinh, phát triển bệnh
1. Các loại mầm bệnh
-
Mầm bệnh là tác nhân gây bệnh có trong thức ăn nước uống và môi trường sống của vật nuôi.
-
Trong môi trường luôn tồn tại nhiều loại mầm bệnh, nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây thành bệnh
-
Các loại mầm bệnh:
-
Vi rút: ví dụ: vi rút dịch tả, lở mồm long móng…
-
Vi khuẩn: ví dụ: vi khuẩn lợn đóng dấu, tụ huyết trùng…
-
Nấm: Môt số nấm gây bệnh (ví dụ: nấm phổi)
-
Kí sinh trùng :
-
Nội kí sinh trùng : các loại giun, sán
-
Ngoại kí sinh trùng : ve, ghẻ,mạt…, các sinh vật kí sinh trên da vật nuôi
-
-
-
Điều kiện các mầm bệnh gây được bệnh.
-
Đủ sức gây bệnh
-
Số lượng lớn
-
Con đường xâm nhập thích hợp.
-
2. Yếu tố môi trường và điều kiện sống
-
Môi trừơng có quan hệ mật thiết với vật nuôi
-
Môi trừơng gồm những yếu tố sinh vật trong đó có các mầm bệnh tồn tại luôn có thể xâm nhập, gây hại cho vật nuôi
Các yếu tố môi trường và điều kiện sống ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh
3. Bản thân con vật
-
Tất cả vật nuôi sinh ra đều có khả năng đề kháng tự nhiên (khả năng miễn dịch tự nhiên), khả năng này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con vật.
-
Sức kháng tự nhiên không mạnh, không có tính đặc hiệu => không chống lại 1 loại bệnh nhất định nào.
-
Miễn dịch tiếp thu là loại miễn dịch đặc hiệu được vật nuôi tạo ra để chống lại môt bệnh truyền nhiễm cụ thể.
-
Miễn dịch tiếp thu được hình thành sau khi vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh
II. Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
Mối liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
-
Bệnh ở vật nuôi phát sinh và phát triển thành dịch lớn nếu có đủ cả 3 điều kiện:
-
Có các mầm bệnh
-
Môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mềm bệnh và vật nuôi.
-
Vật nuôi không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng nhiễm dịch yếu.
-
Bài tập minh họa
Bài 1
Kể các loại mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi. Cho ví dụ.
Hướng dẫn giải
-
Vi khuẩn
-
Ví dụ: vi khuẩn lợn đóng dấu, tụ huyết trùng…
-
-
Nấm: Môt số nấm gây bệnh
-
Ví dụ: nấm phổi
-
-
Vi rút
-
Ví dụ: vi rút dịch tả, lở mồm long móng…
-
-
Kí sinh trùng:
-
Nội kí sinh trùng (các loại giun, sán)
-
Ngoại kí sinh trùng (ve, ghẻ,mạt…, các sinh vật kí sinh trên da vật nuôi)
-
Bài 2
Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh?
Hướng dẫn giải
-
Ảnh hưởng đến sức khoẻ.
-
Ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh.
Bài 3
Làm thế nào để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi?
Hướng dẫn giải
-
Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt vật nuôi khoẻ mạnh sẽ nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên.
-
Tiêm vắc xin giúp vật nuôi hình thành khả năng miễn dịch tiếp thu.
Bài 4
a) Trường hợp nào bệnh phát triển thành dịch lớn?
b) Làm thế nào phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi?
Hướng dẫn giải
a. Trường hợp bệnh phát triển thành dịch lớn là:
-
Có các mầm bệnh
-
Môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh.
-
Vật nuôi không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng miễn dịch yếu.
b. Để phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi ta cần:
-
Phát hiện sớm, báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y và chính quyền.
-
Không đưa gia cầm và sản phẩm gia cầm ra, vào vùng có dịch.
-
Tiêu huỷ gia cầm chết, mắc bệnh và tất cả gia cầm còn khoẻ trong phạm vi thôn, ấp, bản có dịch.
-
Tiêm phòng bao vây xung quanh vùng có ổ dịch trong phạm vi 5km.
Lời kết
Sau khi học xong bài Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
-
Biết được các loại mầm bệnh thường có ở vật nuôi và các điều kiện phát sinh các loại bệnh đó
-
Biết được mối liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
Biểu Tượng Cảm XúcBiểu Tượng Cảm Xúc