Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): - Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh
+ Thao tác phân tích: là những phân tích để làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu tự đại và “Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ” nghĩa là thế nào?
+ Thao tác so sánh (Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn). Sự so sánh đầy hình tượng giúp cho người đọc hình dung một cách rõ hơn, sinh động hơn thế nào là tự kiêu tự đại và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.
→ Trong đoạn văn, thao tác lập luận phân tích đóng vai trò chủ đạo, còn thao tác lập luận so sánh có vai trò hỗ trợ để góp phần cho đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn. - Mục đích, tác dụng và cách kết hợp của thao tác lập luận trong đoạn trích: Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về tính tự kiêu, tự đại trong mỗi con người và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.
- Việc kết hợp vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là một việc làm tất yếu, rất ít trường hợp chỉ sử dụng một thao tác lập luận trong một bài văn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác lập luận.
Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn). Cần phải tiến hành theo các bước:
- Chủ đề của bài văn ấy là gì?
- Cần nêu những ý nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn? Sắp xếp các luận điểm thành một dàn ý mạch lạc, hợp lí. - Dùng từ, câu như thế nào để chuyển ý cho phù hợp.
- Để làm sáng tỏ luận điểm cần đưa ra những luận cứ nào?
- Bài viết cần biết cách sử dụng và kết hợp các thao tác lập luận phân tích.
Biểu Tượng Cảm XúcBiểu Tượng Cảm Xúc