Soạn bài: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Soạn bài: Chữ người tử tù

I. Về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả
   - Nguyễn Tuân (1910 – 1987), sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc, đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo. Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
   - Những tác phẩm chính của Nguyễn Tuân: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Sông Đà (1960)...
2. Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù khi in lần đầu (1940).
Tác phẩm được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “một văn phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ”.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: Cuộc kì ngộ của hai con người khác thường:
   - Viên quản ngục – kẻ đại diện cho quyền lực, nhưng lại khát khao cái đẹp, say mê cái đẹp.
   - Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến, đại diện cho cái đẹp.
   - Xét trên bình diện xã hội: Họ là những kẻ đối nghịch.
   - Xét trên bình diện nghệ thuật: Họ là tri âm, tri kỉ, yêu cái đẹp.
→ Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn: Mối quan hệ éo le, đầy trớ trêu giữa hai con người tri âm, tri kỉ.
   - Ý nghĩa: Làm nổi bật hình tượng nhân vật Huấn Cao và tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục. Đồng thời, góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao:
   - Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa: Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp, chữ ông viết vuông lắm, có được Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời...
   - Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang, bất khuất:
       + Dám chống lại triều đình mà ông căm ghét.
       + Hành động dỗ gông, không thèm chấp lời để ý lời dọa dẫm của tên lính giải, coi thường cái chết.
       + Thái độ với viên quản ngục: Thản nhiên nhận rượu thịt, đuổi thẳng tên quản ngục “ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.
       + Dưới mắt ông, những kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai nên ông tỏ ra khinh bạc đến điều.
   - Huấn Cao là một người có thiên lương trong sáng;
       + Coi khinh tiền bạc, quyền thế “Ta nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối”.
       + Hiểu được tấm lòng biệt nhỡn liên tài và sở nguyện cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ viên quản ngục.
→ Huấn Cao được xây dựng là một hình mẫu hoàn hảo và trọn vẹn bởi cảm hững lãng mạn và bút pháp lý tưởng hóa của Nguyễn Tuân: một con người vừa có tâm, vừa có tài, hiên ngang, bất khuất trước cái xấu, cái ác, nhưng mềm lòng trước cái quý, cái đẹp.
=> Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân về cái đẹp:
       + Cái đẹp và cái tài không thể tách rời nhau.
       + Một nhân cách cao đẹp bao giờ cũng thống nhất giữa cái tâm và cái tài.Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Phẩm chất của viên quản ngục:
   - Say mê, quý trọng cái đẹp, cái tài:
       + Khi chưa gặp Huấn Cao: ngợi khen tài viết chữ đẹp, chí khí ngang tàng, có ý muốn biệt đãi Huấn Cao trong những ngày ông ở tù ngục.
       + Khi gặp Huấn Cao: Thiết đãi tử tế với một kẻ tử tù đại nghịch.
   - Tâm hồn nghệ sỹ:
       + Thú chơi chữ, say mê thư pháp.
       + Có sở nguyện cao quý: Có được chữ Huấn Cao.
=> Quản ngục chính là một tấm lòng trong thiên hạ, là một thanh âm trong trẻo trong chốn ngục tù tăm tối.
Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Cảnh cho chữ diễn ra trong khung cảnh:
   - Thời gian: vào một đêm ở trại giam tỉnh Sơn.
   - Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
   - Ánh sáng: bó đuốc tẩm dầu đỏ rực, vuông lụa trắng tinh.
   - Con người:
       + Huấn Cao: cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên vuông lụa trắng tinh.
       + Quản ngục: khúm núm, cất những đồng tiền.
       + Thơ lại: run run bưng chậu mực.
→ Đó là cảnh tượng chưa nay xưa từng có:
   - Cảnh cho chữ không diễn ra ở thư phòng sạch sẽ mà lại diễn ra trong ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu và ẩm ướt.
   - Người nghệ sĩ sáng tạo: cổ đeo gông, chân viếng xiềng, kẻ tử tù đại nghịch, sắp phải rơi đầu.
   - Tử tù ở tư thế bên trên oai phong, uy nghi, ngược lại với kẻ đại diện cho quyền thế (quản ngục, thơ lại) thì khúm núm, run run.
=> Trong chốn ngục tù ấy, cái đẹp, cái thiện và cái cao cả đã chiến thắng và tỏa sáng. Đây là việc làm của kẻ tri âm, tri kỉ, của một tấm lòng với một tấm lòng. Cái tâm đang điều khiển cái tài, cái tài đang hòa vào nhau để sáng tạo cái đẹp.
Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
   - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn.
   - Cảnh trong tác phẩm được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái ác và cái thiện, tính cách và hoàn cảnh.
   - Trong truyện đoạn miêu tả cảnh vật và không khí thiêng liêng, cổ kính của cảnh cho chữ. Đoạn văn thể hiện tài năng sắc sảo của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, giàu tính tạo hình, kết hợp với bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh.

Luyện tập

(trang 115 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ...
Về nhân vật Huấn Cao cần làm nổi bật ba đặc điểm:
   - Là một nghệ sĩ tài hoa
   - Là một người có khí phách hiên ngang, bất khuất.
   - Là một người có thiên lương trong sáng.

Bài Viết Liên Quan

Phản Hồi Độc Giả


Biểu Tượng Cảm XúcBiểu Tượng Cảm Xúc