Soạn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Soạn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

I. KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

a. Đối tượng và mục đích thuyết minh
   - Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
       + Đối tượng thuyết minh: hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
       + Mục đích thuyết minh: giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.
   - Bưởi Phúc Trạch:
       + Đối tượng thuyết minh: bưởi Phúc Trạch – một loại quả ở Hà Tĩnh
       + Mục đích thuyết minh: giúp người đọc có them kiến thức về hình dáng, màu sắc, hương vị và giá trị dinh dưỡng của loại trái cây này.
b. Ý chính tạo thành nội dung thuyết minh:
   - Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
       + Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội
       + Diễn biến của lễ hội:
       • Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, nấu cơm
       • Chấm thi: tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm thi để đảm bảo tính chính xác, công bằng.
   - Bưởi Phúc Trạch:
       + Hình dáng bên ngoài
       + Hương vị đặc sắc
       + Sự hấp dẫn và bổ dưỡng
       + Danh tiếng
c. Cách sắp xếp ý và cơ sở của cách sắp xếp ấy:
   - Cách sắp xếp ý:
       + Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả
       + Bưởi Phúc Trạch: quan hệ không gian và quan hệ logic
   - Cơ sở của những cách sắp xếp này: do quá trình hình thành, phát triển; do đặc điểm vốn có và dựa trên các mối quan hệ khác nhau.
d. Các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh:
   - Theo trình tự thời gian
   - Theo trình tự không gian
   - Theo trình tự logic
   - Theo trình tự hỗn hợp

Luyện tập

Câu 1 (trang 168 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Nếu thuyết minh bài Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, ta có thể kết cấu như sau:
- Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vào bài thơ.
- Thân bài:
   - Tác giả - vị trí văn học sử
   - Tác phẩm:
       + Phân tích chung về tác phẩm, hoàn cảnh ra đời dựa trên các kiến thức đã có.
       + Đánh giá: - Giá trị nội dung: hào khí, sức mạnh của quân đội nhà Trần, chí làm trai theo quan niệm Nho giáo.
   - Giá trị nghệ thuật: sự cô đọng, đạt tới độ súc tích cao, nhấn mạnh tính kì vĩ về thời gian, không gian và con người
       + Bài học nhân sinh cho hậu thế
- Kết bài: Khẳng định vai trò của tác phẩm, bài học đối với người đọc.
Câu 2 (trang 168 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước, ta có thể giới thiệu những nội dung sau:
- Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp quê hương để dẫn đến địa danh mình sẽ trình bày
- Thân bài:
   - Vị trí
   - Quang cảnh
   - Sự tích, những câu chuyện liên quan
   - Sức hấp dẫn: thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước.
   - Giá trị của di tích, thắng cảnh: đối với người dân địa phương, cho cộng đồng và tầm quan trọng của địa danh đó đối với dân tộc.
- Kết bài: Các bảo vệ và phát huy giá trị của địa danh

Bài Viết Liên Quan

Phản Hồi Độc Giả


Biểu Tượng Cảm XúcBiểu Tượng Cảm Xúc