Bài Viết Gần Đây

Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật

Bài 41. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN

- Sinh sản: là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- Các hình thức sinh sản ở thực vật:
+ Sinh sản vô tính
+ Sinh sản hu tính

II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính ở thực vật là gì?

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

a. Sinh sản bằng bào tử
- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
- Ví dụ: Rêu, dương xỉ.
- Các giai đoạn sinh sản bằng bào tử.


b. Sinh sản sinh dưỡng
- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận của cơ thể mẹ (thân, lá, rễ).
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:
+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên (thân bò, thẫn rễ, thân củ, rễ cũ, lá…)
+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (nhân giống vô tính).

3. Phương pháp nhân giống vô tính

a. Giâm cành
- Cách tiến hành: Cắt một đoạn thân, lá, rễ hoặc cành cắm hoặc vùi vào đất.
- Ưu điểm: tạo cây con dễ dàng, nhanh chóng.
- Ví dụ: xương rồng, hoa hồng, rau muống, rau ngót, mía,..

(Ảnh: Internet)
b. Chiết cành
- Cách tiến hành: Lấy đất bọc xung quanh một đoạn thân hay cành đã bóc bỏ lớp vỏ. Khi chỗ đó mọc rễ sẽ cắt rời cành đem đi trồng.
- Ưu điểm: duy trì các đặc tính tốt của cây, rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch.
- Ví dụ: bưởi, ..


c. Ghép chồi và ghép cành
- Cách tiến hành: Lấy một đoạn thân, cành hay chồi của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác sao cho ăn khớp với nhau.
- Ưu điểm: Phối hợp các đặc tính tốt của các cây khác nhau.
- Ví dụ: ghép mắt táo, ghép cành hoa hồng Pháp với gốc thân cây tầm xuân,...

d. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
- Cách tiến hành: nuôi, cấy mô thực vật trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo nên cây hoàn chỉnh.
- Ưu điểm: giúp tạo nhanh các giống mới sạch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao
- Ví dụ: chuối, hoa lan,...

Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật

Bài 42. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

I. KHÁI NIỆM VỀ SINH SẢN HỮU TÍNH

1. Khái niệm

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đựcvà giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cá thể mới.
- Ví dụ: các loại thực vật có hoa.

2. Đặc trưng của sinh sản hữu tính

- Sinh sản hữu tính luôn gắn liến với giảm phân để tạo giao tử và quá trình thụ tinh (hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái- sự tái tổ hợp gen từ 2 nguồn)
- Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính do có sự tái tổ hợp vật chất di truyền từ nguồn giao tử đực và giao tử cái nên:
+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ con cái đối với môi trường sống.
+ Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc và tiến hóa.

II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA

1. Cấu tạo hoa

Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.

2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

a. Hình thành hạt phấn
Té bào trong bao phấn (2n) giảm phân tạo ra 4 bào tử đực đơn bội (n), mỗi tế bào (n) lại nguyên phân tạo 1 hạt phấn (n).
b. Hình thành túi phôi
Tế bào noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào (n), 3 tế bào tiêu biến và 1 tế bào nguyên phân tạo túi phôi chứa 8 nhân (thể giao tử cái)

3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh

a. Thụ phấn
- Khái niệm: Thụ phấn là là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy.
- Có 2 hình thức thụ phấn: Tự thụ phấn (hạt phấn của hoa cây nào thụ phấn cho hoa cây đó) và thụ phấn chéo (hạt phấn của cây này thụ phấn cho hoa của cây khác cùng loài).
- Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ côn trùng, nước, gió, chim hoặc người.
b. Thụ tinh
- Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.
- Quá trình thụ tinh kép: Tế bào ống phấn trong hạt phấn nảy mầm tạo ra ống phân. Ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, qua lỗ túi phôi vào túi phôi ® giải phóng 2 giao tử, một giao tử (n) hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), một nhân còn lại (n) hợp nhất với nhân cực (2n) ở trung tâm túi phôi tạo thành nhân tam bội (3n), phát triển thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi.
+ Giao tử đực 1 (n) + trứng (noãn cầu) (n) ® hợp tử (2n)
+ Giao tử đực 2 (n) + nhân cực (2n) ® nhân nội nhũ (3n)

- Ý nghĩa của thụ tinh kép: hình thành bộ phận dữ trữ chất dinh dưỡng để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non có khả năng tự dưỡng bảo đảm cho thế hệ con khả năng thích nghi cao với sự biến đổi của điều kiện môi trường để duy trì nòi giống.

4. Quá trình hình thành hạt, quả

a. Hình thành hạt
- Noãn thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phát triển thành nội nhũ ® phôi nhũ
- Hạt gồm: Vỏ hạt, phôi và nội nhũ.
- Có 2 loại hạt: Hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm), hạt không có nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm).



b. Hình thành quả
- Bầu nhụy phát triển thành quả, có chức năng chứa và bảo vệ hạt.

- Quả không có thụ tinh noãn ® quả giả (quả đơn tính)
- Qúa trình chín của quả: bao gồm những biến đổi về sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc và hương vị hấp dẫn, thuận lợi cho sự phát tán của hạt. QUả cảu nhiều laoif cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý cho con người (vitamin, khoáng chất, đường,..)

Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật

Bài 44. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. SINH SẢN VÔ TÍNH LÀ GÌ?

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể mới có vật liệu di truyền giống hệt nó, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.
- Ý nghĩa của sinh sản vô tính ở động vật:
+ Cá thể sống độc lập đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống với cá thể mẹ về mặt di truyền.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định và ít biến đổi.
- Hạn chế của sinh sản vô tính: tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến chết hàng loạt, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.

II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

1. Phân đôi

- Đại diện: Động vật đơn bào.
- Đặc điểm: Dựa trên phân chia nhân và tế bào chất một cách đơn giản bằng cách tạo ra eo thắt.


2. Nảy chồi

- Đại diện: Bọt biển, ruột khoang.
- Đặc điểm: Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con. Một phần bất kì trên cơ thể mẹ lớn nhanh hơn tạo thành một chồi rồi thành cơ thể mới.


3. Phân mãnh

- Đại diện: Bọt biển, giun dẹp
- Đặc điểm: Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới. Cơ thể mẹ phân cắt thành nhiều mảnh, mỗi mảnh lớn lên thành một cơ thể mới.

4. Trinh sản

- Đại diện: Ong kiến, rệp...
- Đặc điểm: Tế bào trứng không được thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ NST đơn bội.

III. ỨNG DỤNG

1. Nuôi mô sống

- Cách tiến hành: Tách mô từ cơ thể động vật và nuôi cấy trong môi trư­ờng đủ dinh dư­ỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp.
- Ở động vật bậc thấp có thể nuối cấy mô tạo ra cá thể mới.
- Ở động vật bậc cao, có thể nuôi cấy mô tạo ra mô mới thay thế mô bị bệnh hoặc bị thương: thay thế cùng da bị bỏng.

2. Nhân bản vô tính

- Cách tiến hành: Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này phát triển thành một cơ thể mới.
- Thành tựu: Nhân bản vô tính cừu Đô ly. Đến nay đã thành công ở nhiều động vật khác như chuột, lợn, bò.


- Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời sống:
+ Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc, mang những đặc điểm sinh học giống như cá thể cho nhân.
+ Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở ngư­ời.

Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật

Bài 45. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ?

Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

II. QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là:
- Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.
+ Một tế bào sinh trứng (2n) giảm phân tạo ra 1 trứng (n) và 3 thể cực (bị tiêu biến).
+ Một tế bào sinh tinh (2n) giảm phân tạo ra 4 tinh trùng (n).
- Giai đoạn thụ tinh: giao tử đực (tinh trùng) (n) +  giao tử cái (trứng) (n) ®  hợp tử (2n).
- Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới: Hợp tử nguyên phân nhiều lần thành phôi rồi phát triển thành cơ thể con.

III. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH

1. Thụ tinh ngoài

- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái (ở môi trường nước)
- Đại diện: cá, ếch nhái,...
- Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.

2. Thụ tinh trong

- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- Đại diện: Bò sát, chim và thú.
- Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh snar hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.

3. Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài

- Thụ tinh ngoài có hiệu quả thụ tinh thấp do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng, đây là một trong những lý do giải thích tại sao động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng.
- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh đưa tinh trùng vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao.

IV. ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CON

1. Động vật đẻ trứng và đẻ con

- Động vật đẻ trứng: Côn trùng, Cá, lưỡng cư, bò sát. Trứng được thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng và phát triển thành phôi nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng.


- Động vật đẻ con: tất cả thú (trừ thú Mỏ vịt), phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ mẹ qua nhau thai.

2. Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú

- Ở động vật có vú, chất dinh d­ưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai.
- Phôi thai đư­ợc bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp.

Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản

Bài 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN

I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ SINH TRỨNG

1. Cơ chế điều hoà sinh tinh

- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
+ LH kích thích tế bào kẽ (tế bào lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.
- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.

2. Cơ chế điều hoà sinh trứng
- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH: FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrôgen; LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen.
+ Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.
+ Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG

- Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.
- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.
- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sinh tinh trùng.

Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bài 47. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH

I. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

1. Một số biện pháp làm thay đổi số con

a. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích tổng hợp.
Ví dụ:
+ Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi. Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.
+ Tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu, bò... làm cho trứng nhanh chín và rụng hoặc làm chín và rụng nhiều trứng cùng một lúc, sau đó cho thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đã chuẩn bị sẵn.
b. Thay đổi các yếu tố môi trường.
Ví dụ: Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.
c. Nuôi cấy phôi
Ví dụ:
+ Tiêm hoocmon thúc đẩy sự chín và rựng của nhiều trứng rồi lấy các trứng đó ra ngoài. Cho các trứng đó thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi dưỡng các hợp tử phát triển đến một giai đoạn phôi nhất định. Sau đó đem các phôi này cấy vào tử cung của con cái để con cái mang thai và đẻ con.
+ Có thể ứng dụng đối với các loài động vật quý hiếm chỉ đẻ một con trong một con trong một lứa đẻ.
d. Thụ tinh nhân tạo
- Thụ tinh nhân tạo có tác dụng làm tăng hiệu quả thụ tinh, có thể diễn ra bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
+ Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể: ví dụ: ép nhẹ lên bụng cá đã thành thục sinh dục để trứng chín tràn ra một cái đĩa rồi rót nhẹ tinh dịch (sẹ cá đực chứa tinh trùng trưởng thành) lên trên. Dùng lông gà đảo nhẹ để trộn đều trứng với tinh trùng để gây thụ tinh. Thụ tinh nhân tạo theo cách này có thể đạt hiệu suất 80-90%, so với 40% khi thụ tinh trong điều kiện tự nhiên.
+ Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể: Tinh trùng được lầy từ con đực, được bảo quả ở trạng thái tiềm sinh trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196oC. Thời gian bảo quản có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm. Khi cần thụ tinh, người ta nâng nhiệt độ để tinh trùng phục hồi kahr năng di chuyển. Sau đó chia tinh trùng thành nhiều mẫu với liều lượng thích hợp rồi đưa vào cơ quan sinh dục của con cái để thụ tinh. Theo cách này có thể đạt hiệu quả sinh sản cao và chọn lọc được những đặc điểm mong muốn ở con đực giống.

2. Một số biện pháp điều khiển giới tính

- Tùy theo nhu cầu mà người ta có thể điều khiển giới tính của động vật theo hướng đực hay cái. Muốn tăng nhanh đàn gia súc và gia cầm cần tăng nhiều con cái. Muốn có nhiều trứng, sữa thì cần nhiều con cái. Muốn có nhiều thịt thì cần nhiều con đực. Muốn lấy sản phẩm chỉ có ở con đực như nhung hươu, lông cừu, tơ tằm thì cần tạo ra nhiều con đực.
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành 2 loại. Tuỳ theo nhu cầu về đực hay cái để chọn ra một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.
- Nuôi cá rô phi bột bằng 17 – mêtyltestostêrôn kèm vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

II. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH

1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?

- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Lợi ích của sinh đẻ có kế hoạch:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện kinh tế, chăm lo sức khỏe, học, giải trí…
+ Giảm áp lực về tài nguyên môi trường cho xã hội.

2. Các biện pháp tránh thai

- Bao cao su
- Dụng cụ tử cung
- Thuốc tránh thai
- Triệt sản nam và nữ
- Tính vòng kinh
- Xuất tinh ngoài âm đạo

Bài 3. Các nguyên tố hóa học và nước